Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm đối với người mắc phải, nó không phổ biến như bệnh lậu, sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục…nhưng mức độ nguy hại thì đứng tốp đầu. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của chị em. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng và gây ra các tổn thương đối với một số cơ quan như viêm loét bộ phận sinh dục, đau nhức cơ xương, thậm chí gây tổn hại đến nội tạng.
Trước những nguy hại của giang mai, chị em cần hết sức để phòng đối với những nguyên nhân gây bệnh cũng như để ý đến các biểu hiện ban đầu của nó để chữa trị bệnh giang mang một cách sớm nhất. Dưới đây, chị em có thể bổ sung một số kiến thức về bệnh giang mai như sau:
sau khi nhiễm mầm bệnh giang mai được khoảng 3 tuần thì trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng kín bắt đầu xuất hiện các những nốt hình tròn và không có cảm giác đau nếu không chạm vào.
Khi bước vào giai đoạn đầu sẽ xuất hiện săng giang mai với các mụn nước nhỏ có thể bị loét, hạch sưng to và bắt đầu phát triển mạnh nếu không điều trị săng giang mai. Các nốt nhú và mụn màu đỏ (đường kính từ 1 – 2 cm) xuất hiện ngày càng nhiều, lan rộng ra những vùng xung quanh, sau đó có thể chai cứng, ở giữa các nốt này có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét.
Nguyên nhân bệnh giang mai ở nữ giới
Bệnh giang mai ở nữ giới thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung ở 3 nguyên nhân chính sau:
- Lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục: Theo thống kê thì có đến 95% các trường hợp nữ giới mắc bệnh giang mai thông qua con đường quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn. Khả năng mắc bệnh qua con đường này cao là do nữ giới có cấu tạo cơ quan sinh dục ở dạng mở. Thời điểm 1 năm sau khi mắc bệnh có khả năng lây truyền lớn nhất.
Quan hệ tình dục không an toàn gây bệnh giang mai ở nữ giới
- Giang mai truyền từ mẹ sang con: Những phụ nữ trong qua trình mang thai nếu mắc bệnh giang mai thì khả năng lây truyền xoắn khuẩn giang mai cho thai nhi thông qua nhau thai và tĩnh mạch rốn là không thể tránh khỏi.
- Bị nhiễm giang mai qua con đường gián tiếp: Nếu phụ nữ khỏe mạnh mà sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống…có nhiễm xoắn khuẩn giang mai của người mắc bệnh thì khả năng bị nhiễm giang mai cũng rất cao. Xoắn khuẩn giang mai trên những vật dụng này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở.
Cách chữa trị bệnh giang mai ở nữ giới
Trong việc chữa trị các bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng thì lựa chọn đúng thời điểm sớm – khi vừa mới bị lây nhiễm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Chị em không nên e ngại, do dự, lẩn tránh mà cần đối mặt một cách trực diện với căn bệnh này. Khi có các triệu chứng nghi ngờ giang mai thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và thực hiện các chẩn đoán một cách khoa học. Trường hợp bị nhiễm giang mai thật thì cần tích cực điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Đừng bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để chữa trị bệnh giang mai
Hiện nay việc phát hiện và chữa trị bệnh giang mai được thực hiện qua 4 bước chính bao gồm xét nghiệm tìm xoắn khuẩn, khống chế vi khuẩn lây lan, tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh và tiến hành các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch.